AHR
  • Trang chủ
  • Blog Đời sống
  • Công nghệ
  • Ứng dụng
  • Khỏe đẹp
  • Game
  • Đánh giá xe
  • Kinh nghiệm du lịch

Subscribe to Updates

Get the latest creative news from FooBar about art, design and business.

What's Hot

Xe máy Vision và kinh nghiệm mua xe vision cũ uy tín nhất

Tháng Ba 27, 2023

Hợp đồng điện tử là gì? Những đặc điểm và lợi ích của hợp đồng online

Tháng Ba 6, 2023

Top các loại bánh hộp thiếc được bán chạy nhất hiện nay

Tháng Ba 6, 2023
Facebook Twitter Instagram
  • Giới thiệu
  • Chính sách bảo mật
  • Liên hệ
Facebook Twitter Instagram
AHR AHR
Subscribe
  • Trang chủ
  • Blog Đời sống
  • Công nghệ
  • Ứng dụng
  • Khỏe đẹp
  • Game
  • Đánh giá xe
  • Kinh nghiệm du lịch
AHR
Home»Công nghệ»Kinh Nghiệm Ôn Thi Vào Lớp 10 Môn Văn đạt kết quả cao
Công nghệ

Kinh Nghiệm Ôn Thi Vào Lớp 10 Môn Văn đạt kết quả cao

AHRBy AHRTháng Sáu 28, 2022Không có phản hồi7 Mins Read
Facebook Twitter Pinterest LinkedIn Tumblr Email
on-thi-vao-lop-10-mon-ngu-van-3
Share
Facebook Twitter LinkedIn Pinterest Email

Chắc rằng môn Văn là một trong các môn học nắm giữ vai trò quan trọng trong kỳ thi vào lớp 10. Đây cũng chính là môn học có thể giúp các em “kéo điểm” nếu các em biết cách làm bài và trau chuốt cách hàng văn của mình thật tốt. Chính Vì thế, bài viết hôm nay sẽ bật mí cho các em một số kinh nghiệm hữu ích trong quá trình ôn thi vào lớp 10 môn ngữ Văn.

on-thi-vao-lop-10-mon-ngu-van-1

Các tác phẩm văn học ôn thi vào lớp 10 trọng tâm

Đối với môn thi Ngữ Văn vào 10, đề thi thường tập trung vào những văn bản đã học trong chương trình lớp 9 của Bộ GD&ĐT. Do đó, trong quá trình ôn thi, các học sinh cần liệt kê, phân loại và tóm tắt các tác phẩm văn học ôn thi vào 10 thành hệ thống để nhằm tăng khả năng ghi nhớ kiến thức hơn.

on-thi-vao-lop-10-mon-ngu-van-3

Một số tác phẩm trọng tâm phải kể đến như:

  • Chuyện Người con gái Nam Xương do Nguyễn Dữ sáng tác.
  • Truyện Chị em Thúy Kiều –  tác giả Nguyễn Du
  • Cảnh Ngày xuân – tác giả Nguyễn Du sáng tác.
  • Kiều ở Lầu Ngưng Bích – tác giả Nguyễn Du
  •  Bài thơ Đồng Chí –  tác giả Chính Hữu
  • Bài thơ về Tiểu đội xe không kính – nhà thơ Phạm Tiến Duật.
  • Đoàn thuyền đánh cá – nhà thơ  Huy Cận sáng tác.
  • Mã Giám Sinh mua Kiều (Trích trong Truyện Kiều của  Nguyễn Du)
  • Bếp lửa – nhà thơ  Bằng Việt.
  • Ánh Trăng – tác giả Nguyễn Duy.
  • Làng –  tác giả Kim Lân.
  • Lặng lẽ Sa Pa –  tác giả Nguyễn Thành Long.
  • Chiếc lược ngà – tác giả Nguyễn Quang Sáng.
  • Mùa xuân nho nhỏ – Thanh Hải.
  • Viếng lăng Bác – Viễn Phương
  • Sang thu –  Hữu Thỉnh
  • Nói với con – Y Phương
Xem thêm:  Khắc phục usb báo lỗi the specified module could not be found

Kinh nghiệm ôn thi vào lớp 10 môn Ngữ Văn hiệu quả

Dưới đây là những lời khuyên, kinh nghiệm giúp bạn ôn thi vào lớp 10 môn ngữ văn hiệu quả.

1. Nắm vững cấu trúc đề thi vào lớp 10 môn Ngữ Văn

Điều đầu tiên khá quan trọng trong quá trình ôn thi lớp 10 môn Văn đó là nắm vững cấu trúc đề thi. Thông thường, đề thi môn Ngữ Văn bao gồm 2 phần chính, cụ thể:

Phần 1: Đọc – hiểu văn bản

Đầu tiên, phần đọc – hiểu văn bản chính là dạng bài rất quan trọng, chiếm từ 2 đến 3 điểm trong đề thi tuyển sinh vào 10. Phần đề thi này thường sẽ kiểm tra những kiến thức, kỹ năng cơ bản của học sinh trong việc tiếp thu các phương diện về cả hình thức và nội dung của văn bản.

on-thi-vao-lop-10-mon-ngu-van

Dạng bài này thường bao gồm Văn bản (Ngữ liệu) và câu hỏi đi kèm. Trong đó, ngữ liệu thường có nội dung và chủ đề đa dạng, có thể lấy trong SGK hoặc từ báo chí, đoạn văn trong sách. Những câu hỏi hay gặp ở phần bài này sẽ liên quan đến quan đến hình thức và nội dung của văn bản.

Phần 2: Làm Văn

Phần làm văn sẽ chiếm khá nhiều điểm trong đề thi vào lớp 10 môn Văn nên thường yêu cầu kỹ thuật làm bài thật tốt. Trong phần thi này sẽ chia làm 2 phần nhỏ, đó là Nghị luận xã hội (3 điểm) và Nghị luận văn học (4 điểm).

  • Nghị luận xã hội: Phần này yêu cầu các học sinh viết bài văn hoặc đoạn văn ngắn trình bày quan điểm cá nhân về một vấn đề nổi bật  trong xã hội. Không chỉ đưa ra lý lẽ, các em cũng cần lồng ghép hợp lý các ví dụ thực tế để dẫn chứng cho luận điểm mà mình đưa ra.
  • Nghị luận văn học: Phần này thường sẽ yêu cầu học sinh phân tích, nêu cảm nhận về một tác phẩm thơ văn có trong chương trình Văn lớp 9. Hơn nữa, một số đề cũng sẽ mở rộng và liên hệ đến thực tế để làm rõ một nhận định hay triết lý cụ thể nào đó.
Xem thêm:  Hướng dẫn chi tiết cách bật đèn flash khi có cuộc gọi đến Iphone 11

2. Tránh học vẹt, học tủ

Các bạn học sinh lưu ý nên tuyệt đối tránh học vẹt văn mẫu hoặc học tủ một vài bài văn để chuẩn bị cho kỳ thi. Thay vào đó, các bạn học sinh cần dành thời gian đọc, tóm tắt và sử dụng sơ đồ tư duy để hệ thống hóa kiến thức tốt hơn. Nếu ôn luyện kỹ, nắm chắc những đặc trưng về mỗi tác phẩm thì các bạn mới có thể phân tích bài sâu và đủ ý.

3. Rèn luyện kỹ năng giải đề thi tại nhà

Nhận thấy, kỹ năng giải đề là một trong các yếu tố quan trọng cần được rèn luyện khi ôn thi vào lớp 10 môn ngữ Văn. Kỹ năng này được hình thành dựa trên sự tôi luyện theo thời gian:

on-thi-vao-lop-10-mon-ngu-van

  • Kỹ năng đọc đề và hiểu đề: Điều quan trọng là học sinh cần trả lời đúng ý chính mà câu hỏi đề cập. Vì thế, việc đọc đề và hiểu được đề rất quan trọng khi làm bài thi. Các bạn có thể luyện kỹ năng này bằng cách đọc các đề mẫu tại nhà, rồi đưa ra phân tích các câu hỏi cho từng đề để hiểu rõ yêu cầu của từng dạng câu hỏi đưa ra.
  • Kỹ năng viết văn: Thực tế, những đoạn văn thường sẽ có sự giới hạn về số chữ hoặc số dòng. Vì thế, khi viết đoạn hay bài văn, các em cần chú ý yêu cầu này và cố gắng tóm lược ý chính thật súc tích và ngắn gọn.
  • Kỹ năng trình bày: Hội đồng chấm thi sẽ rất coi trọng khả năng trình bày bài thi. Do đó, các em nên luyện cách trình bày bài văn của minh sao cho thật rõ ràng và sạch đẹp. Đồng thời, kích thước chữ vừa đủ, không quá to hoặc quá nhỏ. Còn các dấu câu cần được đặt đúng vị trí để thể hiện rõ vai trò trong câu.
Xem thêm:  Hướng dẫn điều chỉnh dây đồng hồ Casio siêu nhanh, siêu dễ

4. Ôn luyện giải đề thi thử và đề thi các năm trước

Trong quá trình ôn thi vào lớp 10 môn ngữ Văn, học sinh cũng nên dành thời gian giải đề thi thử và các đề thi nhiều năm trước. Bởi vì trong khi làm đề, các em sẽ rút được kinh nghiệm cho những lỗi sai của bản thân. Bên cạnh đó, trong một số trường hợp, đề thi mới cũng sẽ ra những câu hỏi tương tự như đề thi cũ. Do đó, việc luyện đề sẽ giúp các em quen thuộc với những kiến thức này. Đặc biệt,  khi luyện đề tại nhà cũng giúp các em làm quen với áp lực về mặt thời gian. Nhờ vậy mà khi đi thi thật, các em sẽ thấy thoải mái hơn.

Trên đây là một số kinh nghiệm ôn thi vào lớp 10 môn ngữ Văn mà bài viết muốn giới thiệu đến các bạn.  Mong rằng sau khi đọc xong bài viết, các bạn sẽ khám phá được thêm nhiều bí kíp hay trong quá trình ôn luyện để có thể đạt được điểm như ước nguyện trong kỳ thi quan trọng sắp đến nhé.

5/5 - (1 bình chọn)
Share. Facebook Twitter Pinterest LinkedIn Tumblr Email

Bài Liên Quan

TOP 5+ địa chỉ thay màn hình điện thoại uy tín nhất TP.HCM

iPhone 14 Pro và iPhone 14 Pro Max trải nghiệm đột phá “chất” nhất của Apple

6 lý do nổi bật mà bạn nên sở hữu ngay iPhone 14 Pro Max

Add A Comment

Leave A Reply Cancel Reply

Tin Mới
Xe máy Vision và kinh nghiệm mua xe vision cũ uy tín nhất
Tháng Ba 27, 2023
Hợp đồng điện tử là gì? Những đặc điểm và lợi ích của hợp đồng online
Tháng Ba 6, 2023
Top các loại bánh hộp thiếc được bán chạy nhất hiện nay
Tháng Ba 6, 2023
Mua vé tham dự các sự kiện, ca nhạc dễ dàng hơn với VinID
Tháng Hai 27, 2023
Xem nhiều

Những lưu ý không thể bỏ qua khi sử dụng máy xay giò chả công nghiệp

By AHR

Bạn có biết tỷ giá trung tâm là gì?

By AHR

Top 5 những địa danh du lịch nổi tiếng ở Việt Nam các bạn đã biết hay chưa 

By AHR
Facebook Twitter Instagram Pinterest Vimeo YouTube
© 2023 Advancinghumanright Designed by Advancinghumanright.

Type above and press Enter to search. Press Esc to cancel.