Nếu bạn đã từng chơi trò Rồng rắn lên mây cùng lũ bạn hàng xóm, thì chắc hẳn bạn đã có một “tuổi thơ dữ dội”. Rồng rắn lên mây là một trò chơi dân gian quen thuộc của thế hệ 9x đổ về trước. Thế nhưng có lẽ ở thời điểm hiện tại, nó đã dần bị lãng quên do sự phát triển không ngừng của nhịp sống hiện đại. Hãy cùng ngắm nhìn những bức tranh vẽ trò chơi dân gian Rồng rắn lên mây trong bài viết này để được trở lại những năm tháng tuổi thơ êm đềm nhé.
Tranh vẽ trò chơi dân gian Rồng rắn lên mây của làng nghề truyền thống
Trò chơi dân gian là một trong những nét văn hóa cổ truyền đặc sắc của người Việt. Để nói về tranh vẽ trò chơi dân gian, không thể không kể đến những bức tranh của các nghệ nhân làng nghề truyền thống. Tranh dân gian không chỉ truyền tải thông điệp về mặt hình ảnh, mà còn lưu giữ giá trị về mặt tinh thần bất biến qua thời gian. Những nét vẽ mộc mạc, giản dị bằng thứ ngôn ngữ hội họa sơ khai nhưng lại chứa đầy hồn túy dân tộc. Nhìn vào những nét vẽ ấy, ta thấy một Việt Nam thuở xa xưa được tái hiện đầy sinh động, một Việt Nam hồn hậu, chất phác và vô cùng bình yên.
Trên đây là bức họa “Rồng rắn lên mây” của làng tranh dân gian Hàng Trống. Đây là bản đã phục chế màu, do bức tranh gốc qua thời gian nhiều thế kỷ đã không còn giữ được màu sắc và chất liệu nguyên bản. Tranh phục chế tuy có khác biệt về màu sắc, tuy nhiên các nét vẽ về cơ bản vẫn giữ nguyên cái thần, cái hồn của tranh Hàng Trống cổ, miêu tả sống động và chân thật tinh thần của trò chơi “Rồng rắn lên mây”.
Ngoài bức vẽ “Rồng rắn lên mây”, các làng tranh dân gian Việt Nam còn có cả một kho tàng với rất nhiều tranh vẽ trò chơi dân gian khác như: “Đấu vật” và “Kéo co” (tranh Đông Hồ), “Bịt mắt bắt dê” (tranh Hàng Trống),…
Tranh vẽ trò chơi dân gian Rồng rắn lên mây hiện đại
Ngày nay, cuộc sống trở nên sung túc hơn, quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh chóng, diện tích của những miền quê ngày càng bị thu hẹp lại. Trẻ em thành phố cũng ngày càng xa lạ với hình ảnh làng quê, với ruộng đồng, con đường đất và những triền đê. Và những người cha, người mẹ cũng rất bận rộn với cuộc sống mưu sinh hối hả thường nhật, không còn nhiều thời gian để kể cho trẻ những câu chuyện ngày xưa. Điều này cũng đồng nghĩa với việc những giá trị truyền thống cũng sẽ dần mai một. Trẻ em ngày nay không còn chơi Rồng rắn lên mây, không còn chơi Ô ăn quan nữa, mà làm bạn với smartphone và smart TV ngay từ tấm bé.
Tuy nhiên, chúng ta hoàn toàn vẫn có những cách rất đơn giản để vun đắp cho trẻ những trải nghiệm thú vị về trò chơi dân gian. Bên cạnh tổ chức chơi các trò chơi dân gian cho các em ngoài giờ lên lớp, thầy cô và các bậc phụ huynh có thể hướng dẫn trẻ tự tay vẽ những bức tranh về trò chơi đó, bằng nét vẽ và trí tưởng tượng, cảm quan riêng của các em. Hội họa vừa là một trò chơi, vừa là một phương pháp giáo dục hiệu quả, bởi những thông điệp được truyền tải bằng hình khối và màu sắc bao giờ cũng dễ dàng giúp trẻ em tiếp thu, cảm nhận và yêu thích hơn rất nhiều so với việc chỉ dùng chữ nghĩa, sách vở để mô tả.
Dưới đây là một số mẫu tranh vẽ trò chơi dân gian Rồng rắn lên mây rất sinh động nhưng cũng rất đơn giản mà phụ huynh và thầy cô có thể tham khảo để hướng dẫn các bạn nhỏ tự tay vẽ.
Tạm kết, những trò chơi dân gian như Rồng rắn lên mây ngày nay không còn thịnh hành đối với trẻ em nữa, rồi chúng ta dần sẽ chỉ có thể gặp lại “thầy thuốc” và “đoàn rồng rắn” trong tranh vẽ trò chơi dân gian Rồng rắn lên mây. Dẫu vậy, suy cho cùng, trò chơi này vẫn luôn là một nét văn hóa đặc sắc thấm đượm hồn dân tộc, là một phần ký ức tươi đẹp trong tháng năm tuổi thơ của bao thế hệ người Việt Nam. Do đó, chúng ta cần phải gìn giữ và bảo tồn nét văn hóa ấy để nó không bị mai một, không bị biến mất vĩnh viễn trong guồng quay cuộc sống hiện đại.