Hôm nay, chúng tôi sẽ chia sẻ cho các bạn cách trích dẫn tài liệu tham khảo theo APA. APA Style là một phong cách viết và định dạng cho các tài liệu học thuật như các bài báo và sách học thuật. Nó thường được sử dụng để trích dẫn các nguồn trong lĩnh vực khoa học và xã hội. Phương pháp trích dẫn này thường xuyên được sử dụng trong quá trình làm luận văn, luận án, tiểu luận. Vậy thì còn chờ gì nữa, cùng nhau tìm hiểu về cách trích dẫn này ngay nhé!
Trích dẫn tài liệu tham khảo là gì?
Trước khi tìm hiểu về cách trích dẫn tài liệu tham khảo theo APA, chúng ta phải biết được trích dẫn tài liệu tham khảo là gì?
Trích dẫn tài liệu tham khảo là một phương pháp được sử dụng để xác định nơi mà bạn đã thu thập thông tin và ý tưởng cho các bài viết của mình. APA là viết tắt của The American Psychological Association – Hiệp hội Tâm lý Hoa Kỳ. Hiệp hội này đã cung cấp một định dạng chuẩn để đảm bảo việc trích dẫn tài liệu tham khảo một cách đầy đủ, chính xác, hữu dụng với người đọc và đặc biệt là giữ được những ý quan trọng của bài viết gốc. APA yêu cầu hai yếu tố chính: trích dẫn văn bản và liệt kê danh sách cung cấp tài liệu tham khảo
Các bước thực hiện việc trích dẫn tài liệu tham khảo theo APA
Trước khi trích dẫn tài liệu tham khảo theo APA, các bạn phải thực hiện những bước sau đây
Bước 1: Chuẩn bị tài liệu tham khảo, ghi lại đầy đủ các chi tiết thư mục, gồm cả những số trang mà thông tin được lấy ra
Bước 2: Đặt trích dẫn vào những nơi thích hợp trong văn bản của tài liệu. VIệc này gọi là trích dẫn văn bản
Bước 3: Cung cấp danh sách các tài liệu tham khảo ở phía cuối tài liệu
Trích dẫn tài liệu tham khảo đối với văn bản
Tài liệu học tập thường có để đoạn văn được trích dẫn của một tác giả (hoặc) một tiêu đề ngắn nếu không có tác giả và năm của công trình nghiên cứu hoặc năm mà văn bản/ tài liệu đó ra đời. Sau đó, người đọc có thể xác định vị trí nguồn hoàn chỉnh trong danh sách nguồn tài liệu tham khảo theo thứ tự chữ cái cuối văn bản
Một số quy cách trích dẫn trong văn bản
Thứ nhất, khi tài liệu tham khảo chỉ có một tác giả, khi ghi tên tác giả và năm xuất bản, các bạn sử dụng ngoặc đơn. Ví dụ: (Xuân Quỳnh, 1967)
Thứ hai, khi tài liệu tham khảo có từ hai tác giả trở lên thì sẽ viết như sau: Smith & Brown ( 2001), nếu tài liệu tham khảo có từ ba tác giả trở lên thì sẽ viết: Hằng và nnk. (2001)
Thứ ba, trích dẫn một ý, một đoạn từ nhiều nguồn khác nhau thì có thể viết theo thứ tự thời gian
Thứ tư, nếu tài liệu tham khảo đã được chấp nhận xuất bản nhưng chưa in, thay năm xuất bản bằng cụm từ “đang in”. Ví dụ: Hằng và nnk. (đang in)
Thứ năm, tài liệu tham khảo của cơ quan, tổ chức thì viết đầy đủ tên hay viết tắt của cơ quan tổ chức kèm theo năm của tài liệu đó. Ví dụ: WHO (2019)
Thứ sáu, trường hợp trích dẫn trực tiếp nguyên văn bản, ghi thêm số trang vào sau năm. Ví dụ: Nguyễn Minh Đoan, “Bàn thêm về cơ cấu của quy phạm pháp luật”, Tạp chí Luật học, số 3/2000
Cách liệt kê danh sách tài liệu tham khảo
Để liệt kê danh sách tài liệu tham khảo chỉ bao gồm các nguồn được trích dẫn trong văn bản. Danh sách bao gồm các nguồn có liên quan mà không được trích dẫn trong văn bản được gọi là thư mục.
Danh sách tài liệu tham khảo được sắp xếp theo thứ tự chữ cái của họ tác giả đầu tiên. Ví dụ: Nguyễn Minh Đoan, “Bàn thêm về cơ cấu của quy phạm pháp luật”, Tạp chí Luật học, số 3/2000
Thông tin điện tử
Đối với các nguồn thông tin điện tử, ngoài các điều trên, cần lưu ý thêm hai điều sau:
Thứ nhất, ngày mà truy cập thông tin nếu đó là nội dung có thể thay đổi được hoặc được cập nhật
Thứ hai, vị trí, địa chỉ trang web, định dạng đối tượng kỹ thuật số hoặc tên của cơ sở dữ liệu
Trích dẫn tài liệu tham khảo đối với các loại sách
Các yếu tố của thư mục có thể được yêu cầu để tạo nên một trích dẫn tài liệu tham khảo về cuốn sách như sau: tác giả hay những tác giả, năm xuất bản, tựa đề của ấn phẩm, tựa đề của loạt bài, miêu tả về tác phẩm, tiêu đề của chương, lần tái bản thứ bao nhiêu, người biên tập, phiên dịch, chỉnh sửa, nhà xuất bản, số trang,…
Trích dẫn tài liệu tham khảo đối với các ấn phẩm thông tin định kỳ
Các yếu tố của thư mục có thể được yêu cầu để tạo nên một trích dẫn tài liệu tham khảo về một ấn phẩm thông tin định kỳ, gồm: tác giả hay các tác giả, năm xuất bản, tựa đề của ấn phẩm, tựa đề của loạt bài, miêu tả về tác phẩm, tựa đề của báo, lần tái bản thứ bao nhiêu của ấn phẩm, số quyển, số kỳ phát hành, nơi xuất bản, nhà xuất bản,…
Những yếu tố của thư mục của sách và ấn phẩm thông tin định kỳ cũng áp dụng cho các thông tin điện tử
Kiểm tra lại tất cả thông tin
Sau khi bạn đã hoàn thành danh sách tài liệu tham khảo, bạn hãy kiểm tra lại hai thứ sau nhé:
Thứ nhất, mỗi mục xuất hiện trong văn bản và danh sách tài liệu tham khảo
Thứ hai, văn bản trích dẫn và danh sách tài liệu tham khảo có đúng chính tả, ngày tháng năm hay không
Nhận xét về cách trích dẫn tài liệu tham khảo theo APA
Như vậy, bài viết hôm nay chúng tôi đã chia sẻ cho các bạn về cách trích dẫn tài liệu tham khảo theo APA. Có thể thấy việc trích dẫn tài liệu tham khảo theo APA là cách trích dẫn vô cùng khoa học, luôn đảm bảo được tính tôn trọng tác giả đối với từng loại thư mục của sách, ấn phẩm định kỳ hay thông tin điện tử. Hy vọng qua bài viết này, các bạn sẽ học theo cách trích dẫn tài liệu tham khảo theo APA khi áp dụng trong các bài tiểu luận, luận văn, luận án của mình trong quá trình học tập và trong cả công việc nữa nhé!